Hướng dẫn cách sử dụng ChatGPT để tạo nội dung blog chất lượng

Hướng dẫn cách sử dụng ChatGPT để tạo nội dung blog chất lượng

Hướng dẫn cách sử dụng ChatGPT để tạo nội dung blog chất lượng

 Việc duy trì một blog chất lượng và hấp dẫn có thể là một thách thức, nhưng với sự trợ giúp của ChatGPT, bạn có thể đơn giản hóa quy trình và nâng cao chất lượng nội dung. Dưới đây là hướng dẫn từng bước về cách sử dụng ChatGPT để tạo nội dung blog hiệu quả:

1. Cách sử dụng chatGPT cơ bản – Tạo mới và đặt câu hỏi cho chatGPT

ChatGPT là công cụ hỗ trợ tạo nội dung mạnh mẽ phổ biến trên thế giới. Bạn có thể sử dụng công cụ này vào nghiên cứu thị trường chuyên sâu, tìm ý tưởng để tạo khảo sát khách hàng, tạo dàn ý blog và chỉnh sửa bài nháp hay tạo nội dung trên các nền tảng khác nhau về cùng một chủ đề… Cách sử dụng chatGPT không khó, điều quan trọng là làm thế nào để chatGPT giúp bạn giải quyết những truy vấn tìm kiếm một cách thông minh nhất.

mạng xuyên việt

ChatGPT là công cụ phổ biến giúp bạn tạo nội dung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để bắt đầu “đào tạo” chatGPT, bạn cần nắm được cách sử dụng chatGPT cơ bản nhất để tạo câu hỏi mới và nhận câu trả lời. Cách thực hiện đơn giản với 3 bước như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào đường dẫn mở hội thoại chatGPT.

Bước 2: Chọn “New chat” (góc trái màn hình) để mở giao diện chat (trò chuyện).

mạng xuyên việt

Tạo cuộc hội thoại với chatGPT. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bước 3: Nhập nội dung bạn cần chatGPT giải đáp vào ô trống, nhấn “Enter” để gửi hoặc bấm biểu tượng “Send”.

Bước 4: Nhận câu trả lời từ chatGPT và đánh giá. Bạn cũng có thể thực hiện hỏi chatGPT bằng cách lặp lại bước 3 ở trên.

2. Cách sử dụng chatGPT thông minh – cách thiết lập các câu lệnh

Sử dụng chatGPT không khó, điều quan trọng là cách bạn đặt truy vấn cho công cụ này để nhận được những câu trả lời đem đến thông tin có nhiều giá trị.

2.1. Xác định rõ chat GPT đóng vai trò gì?

Mỗi cuộc hội thoại với chatGPT giống như một tờ giấy trắng vì công cụ này không có bất kỳ một chút thông tin nào về bối cảnh cuộc hội thoại hay mong muốn cụ thể của người hỏi. Nếu bạn muốn biến chatGPT trở thành trợ lý giỏi, hãy đào tạo để chatGPT biết nó đóng vai trò gì.

Đơn giản như, trước khi bạn giao cho chatGPT một truy vấn nào đó, hãy kèm theo một vai trò cụ thể “Hãy đóng vai là một nhà quảng cáo”, “hãy đóng vai một nhà báo”, “hãy đóng vai một kế toán”, “hãy đóng vai một chiến lược gia về kinh doanh”…

2.2. Cách dùng chatGPT- Hãy giao nhiệm vụ cụ thể cho nó

Trong rất nhiều tình huống, chỉ với một câu truy vấn ngắn chatGPT không thể giúp bạn có câu trả lời đầy đủ về vấn đề đang tìm hiểu. Cách sử dụng chatGPT hiệu quả là hãy giao nhiệm vụ cụ thể cho nó, vì với mỗi nhiệm vụ khác nhau, chatGPT sẽ trả kết quả khác nhau.

Một số câu hỏi giúp bạn đánh giá mức độ chi tiết khi “giao việc” cho chatGPT là:

  • Bạn đã cung cấp bối cảnh câu hỏi cho chatGPT chưa?
  • Câu hỏi có dễ bị hiểu lầm không?
  • Loại nội dung bạn muốn chatGPT cung cấp là gì? Một bài báo, bài nghiên cứu, bản tóm tắt, mô tả sản phẩm, báo cáo hay review…?

2.3. Định dạng mong muốn chatGPT trả về

Để sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả, bạn nên chỉ rõ yêu cầu về định dạng nội dung mong muốn. Cho dù bạn cần một bài viết hoàn chỉnh, bản tóm tắt, dàn ý sơ lược hoặc chi tiết, hay kịch bản video, hãy đảm bảo ghi rõ ràng trong yêu cầu của bạn. Việc này giúp ChatGPT cung cấp phản hồi chính xác và phù hợp với nhu cầu của bạn.

3. Một số mẹo giao tiếp hiệu quả với chatGPT người tạo nội dung nào cũng nên biết

Cách sử dụng chatGPT qua việc thiết lập câu lệnh đầy đủ có thể giúp bạn thu thập được đến 80% thông tin cần. 20% còn lại giúp thông tin của bạn là độc nhất nằm ở cách bạn giao tiếp với chatGPT.

mạng xuyên việt

Mẹo giao tiếp với chatGPT - Yêu cầu luôn đặt lại câu hỏi trước khi trả lời. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số bí kíp dưới đây có thể giúp bạn đạt được điều này:

  • Yêu cầu chatGPT đưa thông tin đa chiều: Bạn có thể ra lệnh cho chatGPT viết về một chủ đề với nhiều góc nhìn hay những quan điểm khác nhau. Hãy chấp nhận rằng có những quan điểm chung chung nhưng điều đó cũng sẽ gợi mở cho bạn thêm những góc nhìn về nội dung quan tâm. Ví dụ như: Hãy đưa những quan điểm độc đáo về…, hãy đưa những ý tưởng gây tranh cãi về…
  • Cải thiện nội dung qua các cuộc hội thoại: Nếu nội dung chatGPT trả về không như mong muốn, bạn hoàn toàn có thể giúp nó chỉnh sửa tốt hơn. Ví dụ như: Hãy sử dụng ý kiến chuyên gia có chuyên môn bổ sung vào câu trả lời; hãy sử dụng nguồn tài liệu A/ B/ C; hãy kiểm tra lại thông tin vừa cung cấp cho tôi…
  • Yêu cầu chatGPT xác nhận và đặt câu hỏi trước khi trả lời: Điều này giúp bạn khoanh vùng thông tin và chắc chắn đề bài mình đưa ra rõ ràng và nhận được câu trả lời đúng với mong muốn nhất. Việc tương tác qua hội thoại cũng giúp chatGPT học bối cảnh cuộc hội thoại đầy đủ hơn.
  • Đưa trước đoạn thông tin chi tiết cho chatGPT: Điều này phù hợp khi bạn cần chat GPT viết lại đoạn văn hay tóm tắt nội dung từ văn bản dài trước đó. Ví dụ như: Đây là bảng thông tin cá nhân đầy đủ của tôi (Gõ chi tiết bảng thông tin cá nhân vào hội thoại). Bạn hãy viết một đoạn giới thiệu bản thân dí dỏm giúp tôi.